Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Clock
Latest topics
» [MF] Adobe Illustrator CS3 Full và Portable
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeTue Sep 11, 2012 12:34 am by soccon

» MU Hoàn Mỹ SS6 Ver 3.1
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed Mar 07, 2012 7:10 pm by Bruce_Lee

» Kho nhạc chuông miễn phí cực Hot
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 10:40 am by tit_uct

» Nhạc chuông hay cho Dế
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeTue Dec 13, 2011 3:09 pm by tit_uct

» Javagame cực hot cho Dế
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeTue Dec 13, 2011 3:07 pm by tit_uct

» Dự đoán loto, xổ số chính xác
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeTue Dec 13, 2011 2:58 pm by tit_uct

» GIẢI MÃ LỜI TIÊN TRI
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeMon Aug 15, 2011 10:35 pm by tuyet_chanthat

» bán cc 88 láng hạ tòa B , giá 2500USD, chính chu
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:45 am by phamhang

» Bán biệt thự Hoàng vân, bán bt hoàng vân giá hot còn giá 9,8tr duy nhất
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:44 am by phamhang

» bán biệt thự ba đình, bán bt ba đình, liên hệ ngay 0944684056
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:43 am by phamhang

» dự án mới nhất tại Mê Linh, Dự án nhà ở sinh thái VIT - Tiền Phong,
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:42 am by phamhang

» Bán song lập ba đình, SL01 nhìn ra công viên, giá cực rẻ 17,5tr/m2
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:42 am by phamhang

» bán biệt thự hoàng vân, giá 11,3tr/m2 ô góc, cần tiền gấp
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeWed May 11, 2011 10:41 am by phamhang

» Dự báo công nghệ thông tin tương lai !
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeMon Apr 04, 2011 6:40 pm by duongquyet

» 9 sự thật kinh ngạc về Bill Gates !
Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeThu Mar 31, 2011 5:22 pm by kimera


 

 Share hơn 700MB Video dạy hack.

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Mr.C
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh



Tổng số bài gửi : 385
Điểm : 709
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : Nam Định

Share hơn 700MB Video dạy hack. Empty
Bài gửiTiêu đề: Share hơn 700MB Video dạy hack.   Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeTue Sep 21, 2010 12:38 am

Share hơn 700MB Video dạy hack. Fxk3ekmzwkecfipw9tc2


Share hơn 700MB Video dạy hack. 1np6hq4iy5ttiog1cvg




Download:

[You must be registered and logged in to see this link.]

Pass unlock: bocapit
Pass giải nén thử các pass sau:
6 file nén bị dính Pass.
Video local va up shell bypass.rar: [You must be registered and logged in to see this link.]
HackModem_P1,2,3.rar :phstigerdesktop
pass chip_nho16.rar :chip_nho16
Về Đầu Trang Go down
https://3a1it.forumvi.com
ndquang0991
Tân Binh
Tân Binh



Tổng số bài gửi : 3
Điểm : 5
Join date : 14/09/2010

Share hơn 700MB Video dạy hack. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Share hơn 700MB Video dạy hack.   Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeSat Sep 25, 2010 7:04 pm

hack cái gì thế ông bạn ơi??
Về Đầu Trang Go down
ndquang0991
Tân Binh
Tân Binh



Tổng số bài gửi : 3
Điểm : 5
Join date : 14/09/2010

Share hơn 700MB Video dạy hack. Empty
Bài gửiTiêu đề: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH   Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitimeSat Sep 25, 2010 7:14 pm

Share hơn 700MB Video dạy hack. 250px-Programming_language_textbooks Share hơn 700MB Video dạy hack. Lol
Ngôn ngữ lập trình ([You must be registered and logged in to see this link.] programming language) là một tập con của [You must be registered and logged in to see this link.]. Đây là một dạng [You must be registered and logged in to see this link.] được chuẩn hóa (đối lập với [You must be registered and logged in to see this link.]). Nó được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ cảnh một cách rất chi tiết.
Định nghĩa (theo [Loud 94], T.3):

Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống được ký hiệu hóa để miêu tả những tính toán (qua máy tính) trong một [You must be registered and logged in to see this link.] mà cả con người và máy đều có thể đọc và hiểu được.
Theo định nghĩa ở trên thì một ngôn ngữ lập trình phải thỏa mãn được hai điều kiện cơ bản là:

  1. Nó phải dễ hiểu và dễ sử dụng đối với [You must be registered and logged in to see this link.], để con người có thể dùng nó giải quyết các bài toán khác.
  2. Nó phải miêu tả một cách đầy đủ và rõ ràng các tiến trình ([You must be registered and logged in to see this link.]: process), để có thể chạy được trên các [You must be registered and logged in to see this link.] khác.

Một tập hợp các chỉ thị được biểu thị nhờ ngôn ngữ lập trình để thực hiện các thao tác máy tính nào đó thông qua một chương trình. Các tên khác của khái niệm này nếu không bị lầm lẫn là chương trình máy tính hay chương trình điện toán.
Lưu ý: Khái niệm chương trình (program) viết cho máy vi tính nhằm giải quyết một vấn đế nào đó thường được gọi là phần mềm máy tính. (Thí dụ chương trình MS Word là một cách gọi chung chung, chính xác hơn là phần mềm MS Word thì rõ hơn đó là một chương trình ứng dụng.)
Chữ lập trình dùng để chỉ thao tác của con người nhằm kiến tạo nên các chương trình máy tính thông qua các ngôn ngữ lập trình. Người ta còn gọi quá trình lập trình đó là quá trình mã hoá thông tin tự nhiên thành ngôn ngữ máy. Trong các trường hợp xác định thì chữ lập trình còn được viết là "viết mã" (cho chương trình máy tính).
Như vậy, theo định nghĩa, mỗi ngôn ngữ lập trình cũng chính là một chương trình, nhưng có thể được dùng để tạo nên các chương trình khác. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình thì những chỉ thị (của riêng ngôn ngữ ấy) góp phần tạo nên chương trình được gọi là mã nguồn của chương trình ấy.
Thao tác chuyển dạng từ mã nguồn sang thành chuỗi các chỉ thị máy tính được thực hiện hoàn toàn tương tự như là việc chuyển dịch giữa các [You must be registered and logged in to see this link.] tự nhiên của con người. Các thao tác này gọi là [You must be registered and logged in to see this link.] (hay ngắn gọn hơn là dịch). Người ta còn phân việc biên dịch làm hai loại tùy theo quá trình dịch xảy ra trước quá trình thực thi các tính toán hay nó xảy ra cùng lúc với quá trình tính toán:

  1. Một phần mềm thông dịch là một [You must be registered and logged in to see this link.] có khả năng đọc, chuyển dịch mã nguồn của một ngôn ngữ và ra lệnh cho máy tính tiến hành các tính toán dựa theo [You must be registered and logged in to see this link.] của ngôn ngữ.
  2. Một phần mềm biên dịch hay ngắn gọn hơn trình dịch là phần mềm có khả năng chuyển dịch mã nguồn của một ngôn ngữ ban đầu sang dạng mã mới thuộc về ngôn ngữ cấp thấp hơn.
    Ngôn ngữ cấp thấp nhất là một chuỗi các [You must be registered and logged in to see this link.] mà có thể được thực hiện trực tiếp bởi chính máy tính (thông qua các theo tác trên [You must be registered and logged in to see this link.]). Trước đây, hầu hết các trình dịch cũ thường phải thông dịch từ mã nguồn sang bộ mã phụ (các tệp có dang *.obj), rồi sau đó, mới biên dịch tiếp sang các tập tin thi hành. Ngày nay, hầu hết các trình dịch đều có khả năng viên dịch mã nguồn trực tiếp sang thành các tập tin thi hành hay biên dịch sang các dạng mã khác thấp hơn tuỳ theo yêu cầu của người lập trình.

Điểm khác nhau giữa [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.] là: [You must be registered and logged in to see this link.] sẽ dịch từng câu lệnh một và chương trình đích sẽ không được lưu lại. Còn [You must be registered and logged in to see this link.] sẽ dịch toàn bộ chương trình, cho ra chương trình đích được lưu lại trong máy tính rồi mới thực hiện chương trình.
Một chương trình máy tính có thể được thực thi bằng cách tổ hợp của việc biên dịch và thông dịch.
Vì yêu cầu đòi hỏi độ chính xác chi tiết cao nên việc viết mã thường gây khó khăn cho người đọc để theo dõi và đôi khi gây khó cho chính [You must be registered and logged in to see this link.] đã tạo ra mã nguồn đó. Do đó, một lời khuyên là nên dùng thêm nhiều chú giải trong lúc lập trình. Các chú giải này thường rất quan trọng cho người khác đọc và hiểu các mã nguồn.

//


Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình


Mỗi ngôn ngữ lập trình có thể được xem như là một tập hợp của các chi tiết kỹ thuật chú trọng đến cú pháp, từ vựng và ý nghĩa của ngôn ngữ.
Những chi tiết kĩ thuật này thường bao gồm:

  • Dữ liệu và cấu trúc dữ liệu
  • Câu lệnh và dòng điều khiển
  • Các tên và các tham số
  • Các cơ chế tham khảo và sự tái sử dụng

Đối với các ngôn ngữ đã được phổ biến rộng rãi hoặc đã được dùng trong thời gian đủ dài thì thường cũng có các hội thảo tiêu chuẩn hoá nhằm tạo ra và xuất bản các định nghĩa chính thức của ngôn ngữ đó cũng như là bàn thảo về việc mở rộng, bổ khuyết hay bổ sung cho những định nghĩa có từ trước. Thí dụ: Với ngôn ngữ C++ thì hội đồng tiêu chuẩn ANSI C++ và ISO C++ đã có đến 13 cuộc hội thảo để điều chỉnh và nâng cấp ngôn ngữ này. (Xem thêm [You must be registered and logged in to see this link.]) Đối với ngôn ngữ lập trình Web (như JavaScript) có chuẩn W3C ([You must be registered and logged in to see this link.])
Kiểu dữ liệu


Một hệ thống đặc thù, mà theo đó các dữ liệu được tổ chức sắp xếp trong một chương trình gọi là hệ thống kiểu của ngôn ngữ lập trình. Việc thiết kế và nghiên cứu các hệ thống kiểu được biết như là lý thuyết kiểu.
Nhiều ngôn ngữ định nghĩa sẵn các [You must be registered and logged in to see this link.] mà thông dụng nhất là:

  • integer: đây là kiểu rất thông dụng mà giá trị của nó là tất cả các số nguyên nằm trong phạm vi của máy tính
  • char: giá trị của nó là các [You must be registered and logged in to see this link.]
  • string: kiểu này dùng để chứa dãy các kí tự, hay còn gọi là [You must be registered and logged in to see this link.], để tạo thành một câu hay một cụm từ

Thí dụ trong C++, kiểu integer thông dụng có tên là int chiếm 4 byte. Trong khi đó kiểu string có thể đòi hỏi kí tự null ở vị trí chấm dứt của nó.Ngôn ngữ có kiểu tĩnh là ngôn ngữ xác định trước trong thời gian dịch tất cả các kiểu cho các loại dữ liệu. Các giá trị (của biến số) chỉ có thể có một kiểu nào đó và chỉ có thể tiến hành một số phép toán nhất định trên kiểu dữ liệu đó thôi.

Thí dụ kiểu string (tức là char * hay char []) trong C không thể có phép toán +. Hầu hết các ngôn ngữ có kiểu tĩnh thông dụng như là [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], và [You must be registered and logged in to see this link.] đều đòi hỏi phải kê khai riêng ra kiểu của dữ liệu. Những người theo xu hướng đòi hỏi này cho rằng làm vậy là nhằm làm cho chương trình được dễ hiểu hơn.
Các ngôn ngữ có kiểu tĩnh lại được chia ra thành hai loại:

  1. Ngôn ngữ kiểu khai báo, tức là sự thông báo của biến và hàm đều được khai báo riêng về kiểu của nó.
    Thí dụ điển hình của loại này là [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], hay [You must be registered and logged in to see this link.].
  2. Còn lại là ngôn ngữ loại suy đoán kiểu. Trong đó các biến và hàm có thể không cần được khai báo từ trước.
    [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.] là hai thí dụ trong những kiểu này.
    Suy đoán kiểu là một cơ chế mà ở đó các đặc tả về kiểu thường có thể bị loại bỏ hoàn toàn nếu có thể được, nhằm giúp cho [You must be registered and logged in to see this link.] dễ dàng tự đoán các kiểu của các giá trị từ ngữ cảnh mà các giá trị đó được sử dụng. Thí dụ một biến được gán giá trị 1 thì trình dịch loại suy đoán kiểu không cần khai báo riêng rằng đó là một kiểu integer. Các ngôn ngữ suy đoán kiểu linh hoạt hơn trong sử dụng, đặc biệt khi chúng lắp đặt sự đa dạng hoá các tham số. Thí dụ của ngôn ngữ loại này là [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.] and [You must be registered and logged in to see this link.].
Các ngôn ngữ có kiểu động là ngôn ngữ mà các kiểu chỉ được gán lên các dữ liệu trong thời gian chương trình được thực thi. Điều này có mặt lợi là người lập trình không cần phải xác định kiểu đữ liệu nào hết, đồng thời có thêm lợi thế là có thể gán nhiều hơn một kiểu dữ liệu lên các biến. Tuy nhiên, vì ngôn ngữ có kiểu động xem tất cả các vai trò của dữ liệu trong chương trình là có thể chuyển hóa được, do vậy các phép toán không đúng (như là cộng các tên, hay là xếp thứ tự các số theo thứ tự đánh vần) sẽ không tạo ra các lỗi cho đến lúc nó được thi hành -- mặc dù vẫn có một số cài đặt cung cấp vài dạng kiểm soát tĩnh cho các lỗi hiển nhiên.
Thí dụ của các ngôn ngữ này là [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.].
Các ngôn ngữ có kiểu mạnh không cho phép dùng các giá trị của kiểu này như là một kiểu khác. Chúng rất chặt chẽ trong việc phát hiện sự dùng sai kiểu. Việc phát hiện này sẽ xảy ra ở thời gian thi hành (run-time) đối với các ngôn ngữ có kiểu động và xảy ra ở thời gian dịch đối với các ngôn ngữ có kiểu tĩnh.
[You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], ML và [You must be registered and logged in to see this link.] là các thí dụ của ngôn ngữ có kiểu mạnh.
Ngược lại, ngôn ngữ có kiểu yếu không quá khắt khe trong các qui tắc về kiểu hoặc cho phép một cơ chế tường minh để xử lý các vi phạm. Thường nó cho phép hành xử các biểu hiện chưa được định nghĩa trước, các vi phạm về sự phân đoạn (segmentation), hay là các biểu hiện không an toàn khác khi mà các kiểu bị gán giá trị một cách không đúng.
[You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], Tcl và [You must be registered and logged in to see this link.] là các thí dụ của ngôn ngữ có kiểu yếu.

Lưu ý:

  • Các khái niệm về kiểu mạnh hay yếu có tính tương đối. Java là ngôn ngữ có kiểu mạnh đối với C nhưng yếu đối với ML. Tùy theo cách nhìn mà các khái niệm đó được dùng, nó tương tự như việc xem ngôn ngữ ASM là ở cấp thấp hơn ngôn ngữ C; trong khi Java lại là ngôn ngữ ở mức cao hơn C.
  • Hai khái niệm tĩnhmạnh cũng không đối lập nhau. Java là ngôn ngữ có kiểu mạnh và tĩnh. C là ngôn ngữ có kiểu yếu và tĩnh. Trong khi đó, Python là ngôn ngữ có kiểu mạnh và động. Tcl lại là ngôn ngữ có kiểu yếu và động. Cũng nên biết trước rằng có nhiều người đã dùng sai các khái niệm trên và cho rằng kiểu mạnh là kiểu tĩnh cộng với mạnh. Lầm lẫn hơn, họ còn cho rằng ngôn ngữ C có kiểu mạnh mặc dù rằng C không hề bắt nhiều loại lỗi về việc dùng sai kiểu.

Cấu trúc dữ liệu


Hầu hết các ngôn ngữ đều cung cấp các cách thức để lắp ráp các cấu trúc dữ liệu phức tạp từ các kiểu sẵn có và để liên kết các tên với các kiểu mới kết hợp (dùng các kiểu [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.] hay [You must be registered and logged in to see this link.]).
Các ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.] cho phép [You must be registered and logged in to see this link.] định nghĩa các kiểu dữ liệu mới gọi là [You must be registered and logged in to see this link.]. trong nội bộ các đối tượng đó có riêng các hàm và các biến (và thường được gọi theo thứ tự là các phương thức và các thuộc tính). Một chương trình có định nghĩa các đối tượng sẽ cho phép các đối tượng đó thực thi như là các chương trình con độc lập nhưng lại tương tác nhau. Các tương tác này có thể được thiết kế trong lúc viết mã để mô hình hóa và mô phỏng theo đời sống thật của các đối tượng. Nói một cách đơn giản, các ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.] đã được cho thêm sức sống để có riêng những tính năng hoạt động và tương tác với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, các đối tượng còn có thêm các đặc tính như là thừa kế và đa hình. Điều này là một ưu thế trong việc dùng ngôn ngữ loại này để mô tả các đối tượng của thế giới thực.
Các mệnh lệnh và dòng điều khiển


Khi dữ liệu đã được định rõ, máy tính phải được chỉ thị làm thế nào để tiến hành các phép toán trên dữ liệu đó. Những mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo thành từ việc dùng và kết hợp các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa. Những mệnh đề cơ bản này gọi là các [You must be registered and logged in to see this link.].
Tùy theo ngôn ngữ, các câu lệnh có thể được kết hợp với nhau theo trật tự nào đó. Điều này cho phép thiết lập được các chương trình thực hiện được nhiều chức năng. Xa hơn, ngoài các câu lệnh để thay đổi và điều chỉnh dữ liệu, còn có những kiểu câu lệnh dùng để điều khiển dòng xử lý của máy tính như là phân nhánh, định nghĩa bởi nhiều trường hợp, vòng lặp, hay kết hợp các chức năng. Đây là các thành tố không thể thiếu của một ngôn ngữ lập trình.
Các tên và các tham số


Muốn cho chương trình thi hành được thì phải có phương pháp xác định được các vùng trống của bộ nhớ để làm kho chứa dữ liệu. Phương pháp được biết nhiều nhất là thông qua tên của các biến. Tùy theo ngôn ngữ, các vùng trống gián tiếp có thể bao gồm các tham chiếu, mà thật ra, chúng là các con trỏ (pointer) chỉ đến những vùng chứa khác của bộ nhớ, được cài đặt trong các biến hay nhóm các biến. Phương pháp này gọi là đặt tên kho nhớ. Tương tự với phương pháp đặt tên kho nhớ, là phương pháp đặt tên những nhóm của các chỉ thị. Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình, đều có cho phép gọi đến các [You must be registered and logged in to see this link.] hay các [You must be registered and logged in to see this link.] như là các câu lệnh để thi hành nội dung mô tả trong các macro hay chương trình con này thông qua tên. Việc dùng tên như thế này cho phép các chương trình đạt tới một sự linh hoạt cao và có giá trị lớn trong việc tái sử dụng mã nguồn (vì người viết mã không cần phải lặp lại những đoạn mã giống nhau mà chỉ việc định nghĩa các macro hay các chuơng trình con.)
Các tham chiếu gián tiếp đến các chương trình khả dụng hay các bộ phận dữ liệu đã được xác định từ trước cho phép nhiều ngôn ngữ định hướng ứng dụng tích hợp được các thao tác khác nhau.
Cơ chế tham khảo và việc tái sử dụng mã nguồn


Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một bộ các cú pháp qui định việc lập trình sao cho mã nguồn được thực thi. Theo đó, mỗi nhà sản xuất ngôn ngữ lập trình sẽ cung cấp một bộ các cấu trúc ngữ pháp cho các câu lệnh, một khối lượng lớn các từ vựng qui ước được định nghĩa từ trước, và một số lượng các thủ tục hay hàm cơ bản. Ngoài ra, để giúp lập trình viên dễ dàng sử dụng, nhà sản xuất còn phải cung cấp các tài liệu tra cứu về đặc tính của ngôn ngữ mà họ phát hành. Những tài liệu tra cứu này bao gồm hầu hết các đặc tả, tính chất, các tên (hay từ khoá) mặc định, phương pháp sử dụng, và nhiều khi là các mã nguồn để làm thí dụ. Do sự không thống nhất trong các ý kiến về việc thiết kế và sử dụng từng ngôn ngữ nên có thể xảy ra trường hợp mã nguồn của cùng một ngôn ngữ chạy được cho phần mềm dịch này nhưng không tương thích được với phần mềm dịch khác. Thí dụ là các mã nguồn C viết cho Microsoft C (phiên bản 6.0) có thể không chạy được khi dùng trình dịch Borland (phiên bản 4.5) nếu không biết cách thức điều chỉnh. Đây cũng là nguyên do của các kỳ hội nghị chuẩn hóa ngôn ngữ lập trình. Ngoài công việc chính là phát triển ngôn ngữ đặc thù, hội nghị còn tìm cách thống nhất hóa ngôn ngữ bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn, các khuyến cáo thay đổi về ngôn ngữ trong tương lai hay các đổi mới về cú pháp của ngôn ngữ.
Những đổi mới về tiêu chuẩn của một ngôn ngữ mặt khác lại có thể gây ra các hiệu ứng phụ. Đó là việc mã nguồn của một ngôn ngữ dùng trong phiên bản cũ không tương thích được với phần mềm dịch dùng tiêu chuẩn mới hơn. Đây cũng là một việc cần lưu tâm cho những người lập trình. Trường hợp điển hình nhất là việc thay đổi phiên bản về ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.] của [You must be registered and logged in to see this link.]. Các mã nguồn của phiên bản 6.0 có thể sẽ không dịch được nếu dùng phiên bản mới hơn. Lý do là nhà thiết kế đã thay đổi kiến trúc của VisualBasic để nâng cao và cung cấp thêm các chức năng mới về lập trình theo định hướng đối tượng cho ngôn ngữ này.
Thay vào việc tái sử dụng mã nguồn thì cũng có các hướng phát triển khác nhằm tiết kiệm công sức cho người lập trình mà hai hướng chính là:

  • Việc ra đời của các [You must be registered and logged in to see this link.] mà điển hình là ngôn ngữ Java. Với Java thì mã nguồn sẽ được dịch thành một ngôn ngữ trung gian khác gọi là bytecode. Mã của bytecode một lần nữa sẽ được phần mềm thông dịch thực thi, phần mềm này gọi là máy ảo. Các máy ảo được cài đặt sẵn trên các máy tính và được cung cấp miễn phí. Tùy theo [You must be registered and logged in to see this link.] mà có thể cài đặt máy ảo thích hợp. Do đó, cùng một nguồn Java bytecode có thể chạy trong bất cứ hệ điều hành nào miễn là hệ điều hành đó có cài đặt sẵn máy ảo Java. Việc này tiết kiệm rất nhiều công sức cho lập trình viên vì họ không phải viết mã Java khác nhau cho mỗi hệ điều hành.
  • Tận dụng tính chất thừa kế của các lớp (class) trong các ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.]. Theo kiểu thiết kế này, một đối tượng có thể thụ hưởng các đặc tính mà các thế hệ trước của chúng đã có. Do đó, khi phát triển phần mềm mới theo cấu trúc của các lớp, người ta chỉ cần tạo thêm các lớp con (subclass) có nhiều tính năng mới hơn. Điều này giúp giảm bớt công sức vì không phải phát triển lại từ đầu. (Lưu ý: Java cũng là một loại ngôn ngữ hướng đối tượng nên nó có luôn ưu thế này.)

Triết lý của các thiết kế


Tùy theo mục đích của ngôn ngữ mà chúng được thiết kế để tạo điều kiện giải quyết những vấn đề mà ngôn ngữ đó hướng tới. Những chức năng này làm cho một ngôn ngữ có thể tiện lợi để dùng phát triển loại phần mềm này nhưng có thể khó để phát triển loại phần mềm khác.
Hầu hết các ngôn ngữ đòi hỏi sự chính xác cao về mặt cú pháp. Các ngôn ngữ không cho phép có lỗi. Mặc dù vậy, một số ít ngôn ngữ cũng cho phép tự điều chỉnh trong một mức độ khá cao, khi đó chương trình tự viết lại để xử lý những trường hợp mới. Các ngôn ngữ như Prolog, PostScript và các thành viên trong họ ngôn ngữ Lisp có khả năng này. Trong ngôn ngữ MUMPS, kỹ thuật này gọi là tái biên dịch động. Các phần mềm mô phỏng và nhiều máy ảo (virtual machine) khai thác kỹ thuật này để có hiệu suất cao.
Một yếu tố liên quan đến triết lý thiết kế là có một số ngôn ngữ vì muốn tạo sự dễ dàng cho người mới dùng, đã không phân biệt việc viết chữ hoa hay không. Pascal và Basic là hai ngôn ngữ không phân biệt việc một kí tự có viết hoa hay không, trái lại trong C/C++, Java, PHP, Perl, BASH đều bắt buộc phải bảo đảm việc viết đúng y hệt như lúc khai báo cho các tên.
Các thành tố căn bản của một ngôn ngữ


Các dạng câu lệnh


Câu lệnh là một thành tố quan trọng nhất của mọi ngôn ngữ lập trình. Tùy theo ngôn ngữ các câu lệnh đều phải tuân theo các trật tự sắp xếp của các [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.] và các định danh khác như các macro, hàm, thủ tục cũng như các qui ước khác. Tập hợp trật tự và qui tắc đó tạo thành [You must be registered and logged in to see this link.] của ngôn ngữ lập trình. Các dạng câu lệnh bao gồm

  • Định nghĩa: Dạng câu lệnh này cho phép xác định một kiểu dữ liệu mới hay một [You must be registered and logged in to see this link.]. Lưu ý là trong các ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.] thì mỗi lớp đều có thể là một kiểu dữ liệu mới do đó việc tạo ra một lớp mới tức là đã dùng câu lệnh kiểu định nghĩa.


Thí dụ: Trong C hay C++, câu lệnh #define PI 3.1415927 sẽ cho phép định nghĩa tên (hằng số) PI với giá trị không đổi là 3,1415927.

  • Khai báo: Cũng gần giống như dạng định nghĩa, dạng khai báo cho phép người lập trình chính thức thông báo về sự ra đời của một biến, hay một tên (tên hàm chẳng hạn). Thông thường, đối với ngôn ngữ tĩnh, tên hàm hay biến mới đều phải có phần cho biết kiểu dữ liệu của biến hay hàm. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc với ngôn ngữ động. Ngoài ra, các khai báo đôi khi còn cho phép các biến gán một giá trị ban đầu nhưng thường thì việc này cũng không bắt buộc. (Xem thêm loại câu lệnh gán giá trị). Đối với nhiều ngôn ngữ thì việc khai báo có thể cho phép chương trình đó được cấp thêm một phần bộ nhớ dự trữ riêng cho các biến (hay các đối tượng) đăng ký tên trong câu lệnh khai báo.


Thí dụ:

Trong Java hay C/C++, câu lệnh int line_number = 0; thuộc loại khai báo
Trong Perl hay PHP, câu lệnh $my_var; thuộc loại khai báo

  • Gán giá trị là loại câu lệnh cho phép viết giá trị cụ thể vào các biến. Có thể có các giới hạn khác nhau trong việc gán giá trị này (chẳng hạn như phải tương thích về kiểu dữ liệu hay trường hợp nếu biến có các kiểu đặc biệt thì phải dùng đến các hàm hay các thủ tục để gán giá trị cho chúng).


Thí dụ:

Trong ASM, câu lệnh mov AX, 21h sẽ gán giá trị 21h lên thanh AX
Trong Java hay C/C++, câu lệnh i = j; sẽ gán giá trị đang có của biến j cho biến i

  • Kết hợp: Hầu hết các ngôn ngữ đều cho phép thiết lập câu lệnh mới từ nhiều câu lệnh. Lưu ý: Cần dựa theo cú pháp của từng ngôn ngữ để làm việc này.


Thí dụ:Trong văn lệnh BASH hai câu lệnh xóa các tệp có đuôi txt rm -f *.txt và câu lệnh mkdir newfolder tạo một thư mục trống có tên 'newfolder' có thể được ghép nhau thành dãy câu có dạng rm -f *.txt; mkdir newfolder. Thứ tự thực hiện các câu lệnh thành phần sẽ đi từ trái sang phải.

  • Điều kiện: Loại câu lệnh này dùng để chẻ nhánh dòng điều khiển của ngôn ngữ. Thường từ khóa hay được dùng nhất là "if", "else", và "else if". Ngoài ra, một số ngôn ngữ có thể dùng thêm dạng câu lệnh phân nhánh đặc biệt cho trường hợp có nhiều phân nhánh (thường từ khóa bắt đầu câu lệnh điều kiện kiểu này có thể là "switch" hay là "case".)


Thí dụ: Trong Java hay C/C++, câu lệnh

if (x==1) { y = x ; }
else { y = x + 3; }
là loại câu lệnh điều kiện

  • Vòng lặp: Dùng để lặp lại các câu lệnh giống nhau cho các đối tưọng hay các biến trong một số hữu hạn lần. Từ khóa thường gặp nhất trong các ngôn ngữ là "for" và "while".


Thí dụ: Trong Java hay C/C++, câu lệnh

for (int n=1; n<5; n++) { value*=n }
sẽ lần lượt tính giá trị value = value * n làm 4 lần với các giá trị của biến n lần lượt là 1,2,3,4. Giá trị sau cùng nhận về của value sẽ là (value * 4!).

  • Gọi loại lệnh này dùng để thực thi các hàm, các thủ tục, hay các macro đã được định nghĩa sẵn bởi các thư viện hay bởi người lập trình.


Thí dụ: Trong C/C++, câu lệnh printf("Hello, world!\n");

gọi hàm cho sẵn nhằm hiển thị dòng chữ
"Hello, world!"

  • Các định hướng dịch hay còn gọi là các chỉ thị tiền xử lý: Ngoài các thành tố trên, các nhà sản xuất các phần mềm dịch (đặc biệt là các trình dịch) còn có thể cung cấp thêm các dạng câu lệnh không trực tiếp tham gia vào việc tính toán trên các dữ liệu của chương trình nhưng lại trực tiếp điều khiển các dòng chuyển dịch mã ở thời điểm dịch cũng như là hướng dẫn các trình dịch cách xử lý, tìm nguồn mã bổ sung, cách dùng thư viện, hay các cài đặt đặc biệt cho một loại hệ điều hành hay cho một loại phần cứng nào đó. Các câu lệnh này có thể tùy thuộc vào nhà sản xuất phần mềm chuyển dịch cung cấp.


Thí dụ: Trong C/C++ các câu lệnh

#ifndef MY_LIB
#include "my_code.h"
#endif
sẽ kiểm tra nếu tên MY_LIB chưa được định nghĩa trước đây trong chương trình thì sẽ tiếp tục đọc tệp my_code.h (để nhận vào các định nghĩa, hay các khai báo có trong tệp my_code.h rồi tiếp tục dịch mã.)

  • Chú giải Các câu lệnh loại này không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong quá trình dịch nghĩa là các phần mềm dịch sẽ bỏ qua các dòng này. Tuy nhiên, các câu lệnh loại chú giải có giá trị văn bản. Người ta thường dùng chúng để ghi chú các kỹ thuật, các tính năng hay những điều cần nhớ để sau này khi đọc lại mã nguồn thì có thể hiểu được người lập trình đã làm gì.


Thí du: Trong Java, C/C++, PHP các câu chú giải có thể bắt đầu bởi dấu "//"

//hàm "SUM(n,r,m)" dùng để tính tổng số tiền có được khi gửi ngân hàng
// n=số tháng, r = lãi suất trong năm, m = vốn gửi ban đầu
sẽ là hai câu lệnh chú giải.
Lưu ý: để hiểu rõ hơn và sử dụng thuần thục các dạng câu lệnh thì người lập trình nên tham khảo các tài liệu giảng giải riêng về từng ngôn ngữ.
Chương trình con và macro



  • Một chương trình con (còn được gọi là hàm, thủ tục, hay thủ tục con) là một chuỗi mã để thực thi một thao tác đặc thù nào đó như là một phần của chương trình lớn hơn. Đây là các câu lệnh được nhóm vào một khối và được đặt tên và tên này tùy theo ngôn ngữ có thể được gán cho một kiểu dữ liệu. Những khối mã này có thể được tập trung lại làm thành các thư viện phần mềm. Các chương trình con có thể được gọi ra để thi hành (thường là qua tên của chương trình con đó). Điều này cho phép các chương trình dùng tới những chương trình con nhiều lần mà không cần phải lặp lại các khối mã giống nhau một khi đã hoàn tất việc viết mã cho các chương trình con đó chỉ một lần.


Trong một số ngôn ngữ, người ta lại phân biệt thành 2 kiểu chương trình con:

  1. Hàm (function) dùng để chỉ các chương trình con nào có giá trị trả về (trong một kiểu dữ liệu nào đó) thông qua tên của hàm.
  2. Thủ tục (subroutine) dùng để mô tả các chương trình con được thi hành và không có giá trị trả về.

Tuy nhiên, trong nhiều ngôn ngữ khác như C chẳng hạn thì không có sự phân biệt này và chỉ có một khái niệm hàm. Để mô tả các hàm không trả về giá trị (tương đương với khái niệm thủ tục) thì người ta có thể gán cho kiểu dữ liệu của hàm đó là void.
Lưu ý: trong các ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.], mỗi một đối tượng hay một thực thể (instance), tùy theo quan điểm, có thể được xem là một chương trình con hay một biến vì bản thân nội tại của thực thể đó có chứa các phương thức và cả các dữ liệu có thể trả lời cho các lệnh gọi từ bên ngoài.

  • Macro được hiểu là tên viết tắt của một tập các câu lệnh. Như vậy, trong những chương trình có các khối câu lệnh giống nhau thì người ta có thể định nghĩa một [You must be registered and logged in to see this link.] cho khối đại diện và có thể dùng tên của macro này trong lúc viết mã thay vì phải viết cả khối câu lệnh mỗi lần khối này xuất hiện lặp lại. Một cách trừu tượng, thì macro là sự thay thế một dạng thức văn bản xác định bằng việc định nghĩa của một (hay một bộ) qui tắc. Trong quá trình dịch, các phần mềm dịch sẽ tự động thay các macro này trở lại bằng các mã mà nó viết tắt cho, rồi mới tiếp tục dịch. Như vậy, các mã này được điền trả lại trong thời gian dịch. Một số ngôn ngữ có thể cho các macro được phép khai báo và sử dụng tham số. Như vậy về vai trò macro giống hệt như các chương trình con.


Các điểm khác nhau quan trọng giữa một chương trình con và một macro bao gồm:

  1. Mã của chương trình con vẫn được dịch và để riêng ra. Cho tới khi một chương trình con được gọi ở thời điểm thi hành, thì các mã đã dịch sẵn của chương trình con này mới được lắp vào dòng chạy của chương trình.
    Trong khi đó, sau khi dịch, các macro sẽ không còn tồn tại. Trong chương trình đã được dịch, tại các vị trí có tên của macro thì các tên này được thay thế bằng khối mã (đã dịch) mà nó đại diện.
  2. Cách viết mã dùng chương trình con sau khi dịch xong sẽ tạo thành các tập tin ngắn hơn so với cách viết dùng macro.
  3. Ngược lại khi máy tính tải lên thì một phần mềm có cách dùng macro ít tốn tính toán của CPU hơn là phần mềm đó phát triển bằng phương pháp gọi các chương trình con.

Biến, hằng, tham số, và đối số



  • Một [You must be registered and logged in to see this link.] (variable) là một tên biểu thị cho một số lượng, một ký hiệu hay một đối tượng. Thêm vào đó, một biến sẽ được dành sẵn chỗ (phần của bộ nhớ) để chứa số lượng, ký hiệu hay đối tượng đó. Trong lúc chương trình được thi hành thì các biến của chương trình sẽ có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi gì cả. Hơn nữa, một biến có thể bị thay đổi cả lượng bộ nhớ mà nó đang chiếm hữu (do [You must be registered and logged in to see this link.] hay do phần mềm dịch ra lệnh). Trường hợp biến này không được gán giá trị hay có gán giá trị nhưng không được sử dụng vào các tính toán thì nó chỉ chiếm chỗ trong bộ nhớ một cách vô ích. Mỗi biến sẽ có tên của nó và có thể có kiểu xác định. Tùy theo ngôn ngữ, một biến có thể được khai báo ở vị trí nào đó trong mã nguồn và cũng tùy ngôn ngữ, tùy phần mềm dịch và cách thức lập trình mà một biến có thể được tạo nên (cùng với chỗ chứa) hay bị xóa bỏ tại một thời điểm nào đó trong lúc thực thi chương trình. Việc các biến bị xóa bỏ là để tiết kiệm bộ nhớ cũng như làm tốt hơn việc quản lý phần bộ nhớ mà đôi khi một chương trình chỉ được cấp bởi đăng ký với hệ điều hành.
    Quá trình tồn tại của một biến gọi là đời sống của biến. Trong nhiều trường hợp đời sống của một biến chỉ xảy ra trong nội bộ một hàm, một thủ tục hay trong một khối mã.



  • Một [You must be registered and logged in to see this link.] (constant) là một giá trị số hay ký hiệu được gán cho một tên xác định. Khác với biến, hằng không bao giờ thay đổi giá trị. Vì lý do tiện lợi trong việc viết mã, thường đời sống của một hằng lâu dài hơn một biến và có khi nó tồn tại trong suốt toàn bộ thời gian thi hành của chương trình. Trong nhiều trường hợp hằng có thể được xác định kiểu hay không. (C++ là ngôn ngữ cho phép có cả hai cách định nghĩa hằng có kiểu hay không có kiểu và câu lệnh để tạo ra hai loại này là hoàn toàn khác nhau). Nếu một biến hoàn toàn không thay đổi giá trị của nó trong mọi tình huống thì vai trò của biến này tương đương với một hằng.



  • Khác với biến, [You must be registered and logged in to see this link.] (parameter) cũng là các tên được các chương trình con hay macro dùng để tính toán. Khi được gọi thì chương trình con, hay macro sẽ đòi hỏi các tên này phải được gán giá trị cụ thể trước khi tiến hành tính toán.



  • Các giá trị được gán lên cho các tham số để một chương trình con hay macro thi hành gọi là các [You must be registered and logged in to see this link.] (argument). Một cách đơn giản, các đối số là các giá trị thông tin hay dữ liệu cung cấp cho các chương trình con hay macro trước khi tính toán.


Các tham số giống biến ở chỗ chúng thường có kiểu xác định. Bên trong chương trình con, hay macro, các tham số thường đóng vai trò của hằng nhưng trong nhiều trường hợp khác chúng vẫn có thể hoạt động như các biến và điều này cũng phụ thuộc vào các đặc tính của mỗi ngôn ngữ.
Nếu nhìn toàn bộ chương trình như một hàm lớn thì tham số của hàm này gọi là tham số của chương trình và các tham số của chương trình này có thể tương tác với các chương trình khác và ngược lại. Một cách đơn giản thì tham số là các dữ liệu truyền đi giữa các chương trình hay các hàm, thủ tục hay macro.
Từ vựng qui ước


Từ vựng qui ước là những dãy các kí tự hay kí hiệu (thường tạo thành các chữ có ý nghĩa) nối nhau và được một ngôn ngữ cho sử dụng như là tên, giá trị hay một luật nào đó. Người viết mã nên tránh sử dụng các từ qui ước này vào việc đặt tên (cho các biến, hàm, hay các đối tượng khác) để tránh không gây ra các lỗi dạng ambiguity (nghĩa là từ dùng có nhiều nghĩa khiến cho phần mềm dịch không biết phải chọn cách nào). Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp mà một tên mới đặt ra trùng với các tên đã qui định có được chấp nhận hay không và việc chấp nhận này sẽ có hiệu ứng phụ gì.
Thí dụ

Trong C thì việc viết #define MYVALUE 10; thì dãy kí tự "#define" sẽ là một từ vựng qui ước (thuộc về câu lệnh dạng [You must be registered and logged in to see this link.])
Trong C/C++ nếu dùng từ int để khai báo như là tên của một biến chẳng hạn như unsigned int; thì lập tức khai báo này sẽ bị trình dịch bắt lỗi.
Từ khóa

[You must be registered and logged in to see this link.]
Công cụ [You must be registered and logged in to see this link.] (syntax highlighting) dùng màu sắc để giúp lập trình viên thấy nhiệm vụ của các từ khóa, số, và dòng chú thích (comment) trong mã nguồn. Chương trình này được viết trong ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.], nó tính ra thể tích của [You must be registered and logged in to see this link.].



[You must be registered and logged in to see this link.] trong ngôn ngữ lập trình là các từ hay ký hiệu mà đã được ngôn ngữ đó gán cho một ý nghĩa xác định. Người lập trình sẽ không được phép dùng lại các từ khóa này dưới một ý nghĩa khác. Thường các từ khóa này được ngôn ngữ xác định dùng trong các kiểu dữ liệu cơ bản hay trong các dòng điều khiển. Thí dụ một số từ khóa trong C và C++: auto, float, return, char, if else, static, void ...
Các tên chuẩn hay tên cho trước


Ngoài các từ khóa, một ngôn ngữ lập trình còn có khối lượng khá lớn các tên đã được định nghĩa hay được gán cho các ý nghĩa chuyên biệt gọi là các tên chuẩn. Các tên này có thể được dùng lại cho một ý nghĩa khác tùy theo người viết mã. Trong nhiều trường hợp sẽ phải có một cơ chế gọi để phân biệt là người lập trình muốn ám chỉ các tên đã bị tái dụng này dưới ý nghĩa nguyên thủy hay dưới ý nghĩa mới. Thường các tên được phép định nghĩa lại nằm trong hai loại chính là:

  1. Các hàm hay thủ tục chuẩn.
  2. Các biến toàn cục (global)

Thí dụ

Trong C thì sin là tên của một hàm tính giá trị sin (trong thư viện math.h) nhưng người lập trình hoàn toàn có thể định nghĩa lại hàm này để cho nó có chức năng khác.
Trong văn lệnh BASH thì biến toàn cục $PATH có thể được định nghĩa lại để dùng như là một biến địa phương.
Các kí hiệu


Trong mỗi ngôn ngữ đều cung cấp một hệ thống ký hiệu hay ký tự có ý nghĩa riêng. Tùy theo ngôn ngữ mà các ký hiệu này được phép định nghĩa lại hay không. Những ký hiệu được đùng trong hai trường hợp thường thấy nhất là

  1. Dùng để chỉ các phép toán.
  2. Dùng trong cú pháp. Trường hợp này thì các ký hiệu này giữ vai trò tương tự như các dấu chấm câu trong các ngôn ngữ tự nhiên.

Thí dụ:

Trong C/C++/Java/PHP thì các dấu kí hiệu '+', '-', '*', '/', '=' được dùng trong các phép toán theo thứ tự là cộng, trừ, nhân, chia và phép toán gán giá trị.
Trong C thì các dấu '+', '-', '*', '/',... là không thể dùng lại cho ý nghĩa khác. Trong khi đó nếu dùng C++ thì người lập trình hoàn toàn có khả năng định nghĩa chúng lại thành những phép toán mới theo ý riêng và áp dụng cho các đối tượng mà người lập trình mong muốn (chẳng hạn như dùng phương pháp "quá tải toán tử").
Trong C, C++, PHP, Perl, Java và Pascal thì kết thúc các câu lệnh đơn giản thường bắt buộc phải dùng dấu ';'. Và điều này thì không nhất thiết nếu dùng văn lệnh BASH. Dấu ';' này giữ vai trò tương tự như dấu '.' trong [You must be registered and logged in to see this link.] hay [You must be registered and logged in to see this link.]. (Có điều là đại đa số các ngôn ngữ lập trình sẽ tuyệt đối không cho phép việc viết sai cú pháp.)
Các luật cấm và ngoại lệ


Mỗi ngôn ngữ, do hạn chế của môi trường và bản thân ngôn ngữ cũng như do mục tiêu sử dụng, có thể có một số luật cấm mà [You must be registered and logged in to see this link.] không thể vi phạm. Những luật cấm này có thể có những cách xử lý khác nhau như là:

  • Nhiều ngôn ngữ cho phép dùng các câu lệnh đặc biệt để [You must be registered and logged in to see this link.] có toàn quyền xử lý lỗi và thường được gọi là ngoại lệ (hay exception). Những ngoại lệ này nếu không xử lý đúng mức sẽ có thể gây ra những sai sót trong thời gian thi hành hay ngay cả trong thời gian dịch. Dĩ nhiên, người viết mã có thể tùy theo tình huống mà viết các câu lệnh rẽ nhánh tránh không để cho mã vi phạm các lỗi. Hay là dùng các câu lệnh xử lý các ngoại lệ này.
  • Một số ngôn ngữ không cung cấp khả năng xử lý ngoại lệ thì người viết mã buộc phải tự mình phán đoán hết các tình huống có thể vi phạm lỗi và dùng câu lệnh điều kiện để loại trừ.

Các loại lỗi về ngôn ngữ khi lập trình thường xảy ra là
Lỗi cú pháp



  • Vi phạm khi đặt hay gọi tên biến và hàm: Lỗi loại này thường rất dễ tìm ra trong lúc phát triển mã. Thường người ta có thể đọc lại các bảng tham chiếu về ngôn ngữ để tránh sai cú pháp mẫu (prototype) của hàm hay tránh dùng các ký tự đặc biệt bị cấm không cho dùng trong khi đặt tên. Trong không ít trường hợp người lập trình có thể đã định nghĩa cùng một tên cho nhiều hơn một đối tượng khác nhau và lại có giá trị toàn cục. Trong nhiều trường hợp chúng tạo thành lỗi ý nghĩa.
  • Lỗi chính tả: người viết mã có thể viết hay gọi sai tên hàm, tên biến. Trong nhiều ngôn ngữ có kiểu tĩnh thì các lỗi này sẽ rất dễ bị phát hiện. Còn đối với ngôn ngữ có kiểu động hay có kiểu yếu thì nó có thể dẫn đến sai sót nghiêm trọng vì bản thân phần mềm dịch không hề phát hiện ra.
  • Vượt quá khả năng tính toán: Bản thân máy tính và hệ điều hành cũng có rất nhiều giới hạn về phần cứng, phần mềm và các đặc diểm chuyên biệt. Khi người lập trình yêu cầu máy làm quá khả năng sẽ gây ra các lỗi mà đôi khi không xác định được như

    • Lỗi thời gian (timing error) thường thấy trong các hệ thống đa luồng hay đa nhiệm.
    • Lỗi chia cho 0: Bản thân phần cứng máy tính sẽ ở trạng thái bất định khi thực hiện phép chia cho 0; trong nhiều trường hợp, mã sau khi dịch mới phát hiện ra trong lúc thi hành và được đặt tên là lỗi division by 0.
    • Dùng hay gọi tới các địa chỉ hay các thiết bị mà bản thân máy hay hệ điều hành đang thực thi lại không có hay không thể đạt tới. Đây là trường hợp rất khó lường. Bởi vì thường ngưòi lập trình có thể viết mã trên một máy nhưng lại cho thi hành trong các máy khác và các máy này lại không thỏa mãn các yêu cầu. Để giảm trừ các lỗi loại này thường người lập trình nên xác định trước các điều kiện mà phần mềm làm ra sẽ hỗ trợ.





Thí dụ: trong nhiều phần mềm ngày nay ở trong vỏ hộp đều được ghi rõ các yêu cầu về vận tốc, bộ nhớ tối thiểu, và quan trọng là hệ điều hành nào mà phần mềm đó hỗ trợ.

  • Gán sai dữ liệu: Tức là dùng một dữ liệu có kiểu khác với kiểu của biến để gán cho biến đó một cách không chủ ý. Đối với các ngôn ngữ tĩnh hay có kiểu mạnh thì lỗi này dể tìm thấy hơn. Còn những ngôn ngữ động hay ngôn ngữ có kiểu yếu thì lỗi tạo ra sẽ có thể khó phát hiện và thường xảy ra lúc thi hành.
  • Các lỗi biên: Lỗi biên thường xảy ra khi người viết mã không chú ý đến các giá trị ở biên của các biến, các hàm. Những lỗi để thấy có thể là:

    • Gán giá trị của một số (hay một chuỗi) lên một biến mà nó vượt ngoài sự cho phép của định nghĩa.
      Thí dụ: Gán một giá trị lớn hơn 255 cho một biến có kiểu là short trong ngôn ngữ C
    • Tạo nên các lỗi khi biến chạy trong vòng lặp đạt giá trị ở biên.
      Thí dụ: đoạn mã C/C++ sau đây sẽ gây ra lỗi biên -- Chia cho 0





for (m=10; m >= 0, m--) {

x= 8+ 2/m; }
Lỗi ý nghĩa



  • Lỗi về quản lý bộ nhớ. Trong nhiều loại ngôn ngữ người lập trình có thể xin đăng ký một lượng nào đó của bộ nhớ để dùng làm chỗ chứa giá trị cho một biến (một hàm hay một đối tượng). Thường thì sau khi dùng xong người viết mã phải có phần lệnh trả về các phần bộ nhớ mà nó đã đăng ký dùng. Nếu không, sự trả về này chỉ xảy ra ở giai đoạn kết thúc việc thi hành. Trong nhiều trường hợp, số lượng bộ nhớ xin đăng ký quá nhiều và không được dùng đúng chỗ có thể làm cho máy kiệt quệ về mặt tài nguyên bộ nhớ và gây ra treo máy. Điển hình nhất là việc xin đăng ký các phần của bộ nhớ trong các vòng lặp lớn để gán cho các đối tượng bên trong vòng lặp nhưng không trả về sau khi sử dụng. Người ta thường gọi lỗi kiểu này là lỗi rò rỉ bộ nhớ (memory leaking).
  • Sai sót trong thuật toán: Trước khi viết một chương trình, để giảm thiểu sai sót về mặt lập luận thì người ta có nhiều biện pháp để làm giảm lỗi trong đó có các phương pháp vẽ lưu đồ, vẽ sơ đồ khối, hay viết mã giả. Những biện pháp này nhằm tạo nên các thuật toán để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, một thuật toán không chặt chẽ, xử lý không rốt ráo mọi trường hợp có thể xảy ra, không dự đoán được sự thay đổi trong lúc thi hành thì có thể tạo nên các lỗi và các lỗi này thường khó thấy bởi vì nó chỉ xảy ra ở những chỗ, những thời điểm mà người lập trình không ngờ trước. Một trong những phương pháp đơn giản làm giảm thiểu lỗi thuật toán là phải chú ý xử lý mọi tình huống khi dùng câu lệnh điều kiện (hay chẻ nhánh) mặc dù có thể có các trường hợp tưởng như hiển nhiên.
  • Lỗi về lập luận: Đây có thể xem là trường hợp đặc biệt của sai sót trong thuật toán. Trong các biểu thức tính giá trị, đôi khi không quen dùng [You must be registered and logged in to see this link.] (nhất là khi dùng [You must be registered and logged in to see this link.] để phủ định một biểu thức phức tạp) nên người lập trình có thể tính toán sai, hay định nghĩa sai các phép toán. Do đó, giá trị trả về của các biểu thức logic hay biểu thức nhị phân sẽ bị sai trong một vài trường hợp hay toàn bộ biểu thức. Trong những tình huống như vậy phần mềm dịch sẽ không thể nào phát hiện ra cho đến khi chương trình được thi hành và lọt vào tình huống tính sai của người lập trình.

Các thành tố đặc trưng của ngôn ngữ OOP



Bài chi tiết: [You must be registered and logged in to see this link.]

OOP là chữ viết tắt của Object Oriented Programming có nghĩa là Lập trình hướng đối tượng được phát minh năm [You must be registered and logged in to see this link.] bởi [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.] trong ngôn ngữ [You must be registered and logged in to see this link.]. So với phương pháp lập trình cổ điển, thì triết lý chính bên trong loại ngôn ngữ loại này là để tái dụng các khối mã nguồn và cung ứng cho các khối này một khả năng mới: chúng có thể có các hàm (gọi là các phương thức) và các dữ liệu (gọi là thuộc tính) nội tại. Khối mã như vậy được gọi là đối tượng. Các đối tượng thì độc lập với môi trường và có khả năng trả lời với yêu cầu bên ngoài tùy theo thiết kế của người lập trình. Với cách xây dựng này, mỗi đối tượng sẽ tương đương với một chương trình riêng có nhiều đặc tính mới mà quan trọng nhất là tính đa hình, tính đóng, tính trừu tượng và tính thừa kế.
Thừa kế


Đây là đặc tính cho phép tạo các đối tượng
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Share hơn 700MB Video dạy hack. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Share hơn 700MB Video dạy hack.   Share hơn 700MB Video dạy hack. Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Share hơn 700MB Video dạy hack.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Video dạy Thái Cực Quyền - video training bằng tiếng Việt
» share nhiều film
» Các bạn cho ý kiến video nè nao`
» [MF]Video Học Visual Studio 2010 (Lồng Tiếng Việt)
» [Video]Dạy làm website với Photoshop và Dreamware

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: IT - HITECH :: Lập Trình-
Chuyển đến